Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Trần Thu Hà Diễn Ngâm Phần 48


Trời em ngâm hay qúa. Anh nghe mà thấy cay cay khoé mắt bởi câu thơ mà chính tự anh tay viết ra:
“Trần gian sao lắm điêu linh
Cánh bèo trôi nổi phận mình về đâu?“

Cuôc đời này thật là vô thường, ngắn ngủi như kiếp phù du bèo bọt, một tiếng trống đưa ma là kết thúc tất cả vui buồn giận hờn nuối tiếc khổ hạnh. Hành trang ta mang theo về thế giới bên kia vẫn chỉ là hai bàn tay trắng, có chăng chỉ là những kỷ niệm thơ ca du duơng cùng với tiếng gió, sóng gào, biển động, mưa rơi, thác đổ, suối reo. Tiếng vọng của âm thanh hang đá lạnh lẽo hoang vu.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Trường Sơn


Rất cảm động thi sĩ Thanh Hoàng đã gửi tặng tôi bài thơ. Cảnh rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ, là nơi chôn nhau cắt rốn cho 100 đưá con sinh ra cùng chung một bọc cuả Mẹ Âu Cơ. Theo trí tưởng tượng cuả những tâm hồn thi sĩ thì những mớ nhau đó đã hoá thành đồng, nhôm, than đá v.v…thành tài nguyên để lại, thành của hồi môn cho những đưá con nghèo Việt Nam. Tuy sự thật ông Lạc Long Quân và bà Âu Cỏ chỉ là một câu chuyện bịa, một truyền thuyết trong tác phẩm văn hoc mà tác giả hư cấu ra mà thôi, như nhà văn Ngô Thừa Ân bên Tàu viết truyện Tây Du Ký vậy.  Là người Việt Nam văn minh có kiến thức ta không nên quá tin vào câu chuyện tổ tiên ta thần thánh quái gở như vậy. Con người là linh thể của tạo hóa và Thiên Chúa, chứ đâu có phải là yêu quái một người đàn bà sinh ra cái bọc có 100 quả trứng như trứng gà trứng vịt vậy để gọi nhau là đồng bào ?  Truyện này có trong tác phẩm văn học Lĩnh Nam Chích Quaí ? Do một danh sĩ đời nhà Trần là ông Trần Thế Pháp soạn ra. Ta hãy tin tổ tiên ta theo lịch sử đáng tin cậy khởi đầu là ông An Dương Vương xây thành Cổ Loa, sau là Triệu Đà ...Ngày nay người cộng sản lợi dụng chữ đồng bào khúc ruột ngàn dặm để moi tiền người Việt tỵ nạn.

Nhớ Lại Những Vần Thơ Đầu Tay


Vào những năm 2006, 2007 khi tôi chưa biết cách lập facebook và viết blog, tôi hay lang thang trên mạng đọc thơ của thiên ha. Vô tình tôi vào trang web của anh Trần Trung Đạo để đọc văn thơ. Làm thơ cũng là một thú vui để trẻ hóa tâm hồn, có lẽ sẽ làm cho ta bớt đi những nếp nhăn trên mặt, mỉm cười nhiều hơn nhăn nhó. Lu Hà tôi muốn mình luôn trẻ trung yêu đời, Lu Hà không phải anh hàng thịt, trái tim thơ không thể sẻ làm đôi. Nghe nói còn tệ nạn nực cười làm thơ thôi phải xin giấy phép, làm thơ trong khuân khổ pháp luật, chỉ được phép ca ngợi, thơ không được rên rỉ khóc lóc yêu thương.