Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 170


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 11

“Thế mới biết núi tiên thoát tục
Tránh xa vòng ái dục thế gian
Trang Sinh chi quản bần hàn
Thanh cao Lý Nhĩ mai ngàn đào bay

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 169


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 10

“ Nghĩa quân thần tình thâm phụ tử
Đạo gia đình phu phụ quỳnh tương
Tào khang lễ giáo cương thường
Kính trên nhường dưới bốn phương thái hòa“

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 168


Phần này  thơ tôi viết dễ hiểu, miễn bình giảng dài dòng, mục đích chính là thơ đươc diễn ngâm chèn video vào để tiện theo dõi vừa nghe vừa đọc.

Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 8

Một xâu chuỗi hột ôm trước ngực
Ba ngôi hương cách thức đã xong
Mười điều giới luật thong dong
Ung dung thần thái đẹp lòng tăng ni

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 167


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 6

“Hai đồng đạo dạt dào hoan hỉ
Cầm tay nhau thủ thỉ Châu Hà
Sinh ra muôn cõi người ta
Thẳng ngay công chính ác tà tránh xa

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 166


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 5

“Giờ kể đến vợ chồng Hà Mậu
Amen! cầu nguyện thấu lòng ai?
Dồi dào phúc lộc khứ lai
Năm đời mộ đạo phôi phai tháng ngày“

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 165


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 3

Cứ mặc nhiên lẽ trời lân lý
Sách sưu tầm sử ký viết ra
Phu nhân mơ thấy trăng ngà
Sinh con Tôn Sách cha là Tôn Kiên

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 164


Truyện Tình Hai Họ Dương Hà
cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 2

“Lý tri Niên thần kỳ đạo hạnh
Lão Tử xưa thanh bạch lương tri
Thiên thu cánh hạc vân vi
Thuận theo tạo hóa tu trì thần tiên“

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 163


“Truyện Tình Hai Họ Dương Hà“ là một tác phẩm truyện thơ song thất lục bát dài của tôi phỏng theo, cảm xúc theo tập thơ lục bát dài của cụ Nguyễn Đình Chiểu có tên là“ Dương Từ Hà Mậu“ sáng tác vào khoảng cuối thế kỷ 19. Theo tôi cụ Nguyễn Đình Chiều làm thơ về Lục Vân Tiên rất có giá trị nhưng Dương Từ Hà Mậu cụ lại đả phá đạo Gia Tô. Cụ cho rằng người công giáo theo Tây xâm chiếm Việt Nam nên trong Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Cụ lại ủng hộ nghĩa quân quá khích thành khủng bố đốt cả nhà dạy Đạo.
“ Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ“. Những người nông dân bất bình dưới ách cai trị của Pháp vùng lên đánh đuổi chúng là đúng, nhưng nhà dạy đạo chỉ gồm các Xơ, trẻ mồ côi và các giáo dân hiền lành thì tội tình gì mà cũng phóng hỏa thiêu trụi ?

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 162


Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“Video 34”

Đây là video cuối cùng trong tập thơ song thất lục bát Trung Hiếu Nghĩa Hiệp của tôi. Thật ra khi tôi viết bài bình giảng này nghệ sĩ Thu Hà vẫn chưa diễn ngâm. Nhưng tôi cứ viết sẵn để đó, lúc nào có cơ hội thiên thời địa lợi nhân hòa, có thời gian, tâm trạng thoải mái vui vẻ thì ngâm. Không việc gì mà phải hấp tấp vội vàng, không vì tiền, không vì lơị, không vì danh mà tấm lòng ta chỉ hướng tới tha nhân, cho tương lai muôn đời con cháu, cho nền văn hoá ngôn ngữ tiếng Việt. Triết gia Hegel đã từng lấy thước đo cho quân tử và tiểu nhân, kẻ lương thiện và bầy ma quỷ:
-” Mình vẫn là mình trong mọi hoàn cảnh chống lại mình”
Nói như nhà văn nhà thơ  từng nghiên cứu sâu về môn triết học Paul Nguyễn Hoàng Đức:

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 161


Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“Video 33”

Lục vân Tiên và các tướng lãnh nhất là Hớn Minh và Vương Tử Trực đã lập được chiến công hiển hách, đánh bại đội quân xâm lăng cướp biển tinh nhuệ có tên Cốt Đột biết dùng tà thuật sai ma khiến quỷ, nhưng cũng bị đại nguyên soái Lục vân Tiên chém rụng đầu. Nhà vua và quần thần lớn bé đều rất cảm kích thán phục. Vua ra chiếu chỉ bình Oa đại cáo cho khắp thiên hạ biết, và cho quân cấm vệ hộ tống quan trạng về quê hương vinh quy bái tổ. Vì khi đỗ trạng nguyên Lục vân Tiên phải cầm quân ra trận, không có điều kiện trở lại quê nhà.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 160


Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 31“

“Quân tập hậu cắm dùi lưng giặc
Rắn mất đầu tan tác chim muông
Tinh binh ào ạt tấn công
Qua Oa vỡ mật núi sông kinh hoàng“

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 159


Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 30“

Tôi thấy cụ Nguyễn đình Chiểu xây dựng hình tượng nhân vật Hớn Minh này rất giống với nhân vật Lỗ Đạt tức Hoa hòa thượng Lỗ Trí Thâm bên Tàu do cụ đọc truyện Thủy Hử nghĩa là “Bến Nước“ của nhà văn Thi Nại Am bằng chữ Hán, thời đó vào đầu thế kỷ 19 cả Tàu và Việt Nam chưa có tiểu thuyết kiếm hiệp võ lâm của Kim Dung nên hình ảnh các nhà sư trong Thiếu Lâm tự  theo phiên âm la tinh gọi là Shao Lin còn vắng bóng.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 158


Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 29“

Cám ơn người em gái của tâm hồn thi ca, Thu Hà ngâm thơ quá tuyệt vời, như em đang ngâm thơ cho các bậc đại trí đại giác trong chùa, cho các bậc tao nhân mạc khách học giả thì ngâm như vậy là hay nhất. Cứ nhẹ nhàng mà ngâm, thủ thỉ tâm tình ngâm nga và còn có ý nghĩa cả đọc truyện đêm khuya. Các vị đó sẽ có cơ hội lắng nghe thưởng thức ý nghĩa từng câu chữ. Anh thấy hay nhất là đoạn đọc thơ, mặc dù đoạn này chiếm tỷ lệ rất ít trong các video, chính đoạn này người nghe mới cảm thấy cái chí khí anh hùng can đảm và tấm lòng vì nước vì dân của ba chàng dũng tướng Lục vân Tiên, Hớn Minh và Vương tử Trực, mới thấy hết cái đoan trang tiết hạnh của người con gái miền Nam nói riêng và người con gái Việt Nam nói chung. Tuy rằng cốt truyện sảy ra ở bên Tàu cụ thể là nước Sở, nhưng tác giả thơ viết về cuộc đời nhân vật chính là chàng Lục vân Tiên này,  thì cả hai đều là người Việt Nam, tiền bối là người miền Nam còn kẻ vạn bối là dân Bắc Kỳ chánh hiệu con nai vàng đất tổ Hùng Vương. Còn ngâm cho những kẻ vô học tai trâu thì phải gào thét rầm rộ. Đáng tiếc số đông vào nghe thơ chỉ là những cái tai trâu, họ không cần lắng nghe và hiểu hết ý nghĩa câu thơ, họ hoàn toàn dốt đặc về nghệ thuật. Quan điểm của anh Lu Hà là nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật tất cả là chỉ vì cái hay cái đẹp của nghệ thuật chân thiện mỹ, văn hóa tinh thần và tâm hồn để sống làm người đúng nghĩa không chỉ vì nhu cầu bắt cơm manh áo tầm thường hay giàu sang phú quý. Còn quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh là thơ ca nhạc họa viết ra sáng tạo ra để phục vụ quảng đại số đông, phải hạ tầm nghệ thuật kỹ sảo trí năng xuống thấp nhất để phù hợp với trình độ số đông quần chúng thất học, xô bồ chợ búa làm sao cho họ vui họ cười, họ gào thét điên loạn, họ a dua theo bầy đàn để dễ sai khiến. Vì vậy chắc chắn thơ Thu Hà ngâm tặng anh Lu Hà và cả những bài bình giảng của anh Lu Hà sẽ ít người đọc và ít người like công khai. nhưng không hiểu tại sao Facebook thường xuyên thông báo cho anh Lu Hà biết số lượng người truy cập rất đông chỉ loáng vài phút đã có hàng trăm người vào nghe. Nên Thu Hà cứ yên tâm mà ngâm, nếu có một số người kêu ca là Thu Hà ngâm thơ nhẹ nhàng quá, không đủ âm lượng nhét đầy hai lỗ tai họ thì em đừng quan tâm. Mục đích chính em ngâm thơ tặng anh Lu Hà và các bậc tao nhân bạn hữu như anh Nguyễn Thanh Hoàng nghe hay cho những cái tai trâu vào nghe ké kia?

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 157


Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 28“

Cảnh ngộ nàng Kiều nguyệt Nga bỏ trốn khỏi nhà Bùi Kiệm tôi thấy có gì đó na ná giống cảnh nàng Vương thúy Kiều bỏ trốn khỏi Quan Âm Các của nhà Hoạn Thư? Có phải chăng cụ Nguyễn đình Chiểu từng đọc bản chữ Hán về Đoạn Trường Tân Thanh của Thanh Tâm Tài Nhân hay từng đọc Truyện Kiều bản chữ Nôm của cụ Nguyễn Du? Cũng vào lúc nửa đêm trăng sáng canh ba giờ tý cả hai đều bỏ trốn vì tình nhưng bản chất hai sự kiện khác nhau một bên vì tiết hạnh và lòng chung thủy, một bên là muốn thoát khỏi sự ràng buộc dày vò về tinh thần, thể xác, muốn trốn nợ trần ai. Kiều nguyệt Nga may mắn hơn còn có Phật Bà Quan Âm phù trợ, có quý nhân trợ giúp còn Vương thúy Kiều thì hết trượt vỏ dưa gặp vỏ dừa hết gặp bầy lang sói ác ma nhục dục này thì lại gặp bầy sài lang ác quỷ nhục dục khác, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần. Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn đình Chiểu là giáo dục đức hạnh trung hiếu nghĩa hiệp, trai thì trung hiếu làm đầu gái thì đức hạnh làm câu trau mình, còn tư tưởng chủ đạo của cụ Nguyễn Du là tài mệnh tương đố, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau, mô tả về kiếp người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Nguyễn đình Chiểu là tinh thần yêu nước dũng cảm quật cường của người nông dân Nam Kỳ lục tỉnh trước nạn giặc ngoại xâm còn Nguyễn Du là cảnh loạn lạc nhiễu nhương xã hội, con người bị đè nén áp bức xuống tận cùng như con giun con dế, hoàn toàn bất lực không có sức phản kháng chiến đấu mà bỏ mặc buông xuôi số phận phó thác cho trời và tôi đã cảm xúc thơ của cả hai cụ từ lục bát sang song thất lục bát và tư tưởng chủ đạo cũng đành phải ít nhiều thuận theo các cụ.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 156


Trung Hiếu Nghĩa Hiệp
“ Video 27“

Tôi đã say xưa nghe video 25 và 26 thật là mê ly. Tôi cứ tưởng tổ sư giọng Huế lão bà Hồng Vân đến tăng cường, sau hỏi lại mới biết Thu Hà diễn ngâm với lý do vần trắc. Thế mới biết hai tác phẩm Cung Óan Ngâm Khúc và Chinh Phụ Ngâm được viết bằng thể thơ song thất lục bát được ngâm bởi giọng Huế lại đắc địa dễ thương truyền cảm như vậy?  Cũng giống như  món ăn vậy dù cho ta có ăn sang  như gà quay, cá rán, tôm hùm, bào ngư, tay gấu thì cũng chẳng có gì đặc biệt với người giàu có. Nhưng bữa tiệc sang trọng đó lại có thêm đĩa cà pháo, rau muống luộc, đậu rán chấm mắm tôm me chua lá sả, tương ớt thì tôi tin chắc các quan khách sành ăn đều lao đũa vào đĩa cà pháo xì xụp chan với nước canh rau rền và các món gà quay, cá rán, tôm hùm, bào ngư, tay gấu sẽ bớt ăn đi. Cái giọng Huế trọ trẹ lơ lớ với dân Bắc Kỳ như Lu Hà tôi đây thật là mê ly hấp dẫn vô cùng. Vậy lúc này đã 20 giờ khuya để tri ân nghệ sĩ Thu Hà tôi vẫn miệt mài hứng khơi viết bài bình giảng này. Nói chung Thu Hà cứ tiếp tục ngâm giọng Bắc Kỳ đi, đoạn thơ nào lại gặp phải cái anh vần trắc rắc rối thì cứ ngâm luôn giọng Huế đi nhé. Tôi chưa hề đặt chân lên kinh thành Huế nhưng tôi lại làm rất nhiều thơ về Huế. Có lẽ kiếp sau tôi sẽ đầu thai ở Huế chăng?

Chùm Thơ Tình Dài Số 305


Duyên Phận Long Đong
Cảm xúc thơ Nguyễn Huy Tự bài 18

Bên gác tía bên dời song cửa
Cứ dùng dằng chan chứa mãi thôi
Kim ưa cải bén bồi hồi
Nửa đi nửa ở đứng ngồi chẳng yên

Chùm Thơ Tình Dài Số 304


Duyên Phận Long Đong
Cảm xúc thơ Nguyễn Huy Tự bài 8

Thuyền lênh đênh tình thâm dan díu
Vườn mợ Diêu bìu ríu lứa đôi
Lá ngô man mát nổi trôi
Doành nhâm sẵn mối bồi hồi Bạch, Tô

Chùm Thơ Tình Dài Số 303


Bạch Viên Tiên Nữ
Cảm xúc thơ khuyết danh bài 3

Lưu Công Hổ gia đinh thân cận
Như bạn bè cùng dấn thân đi
Tinh thông võ thuật ai bì
Qua miền heo hút rầm rì suối ca

Chùm Thơ Tình Dài Số 302


Thục Nữ Sầu Ca
Cảm xúc thơ khuyết danh bài 5

Buồn trông ao súng bướm bầy
Hoang vu gió thổi chuỗi ngày khổ đau
Vườn cà tôm cá luống rau
Biển đông thấp thoáng thuyền câu nương chèo

Chùm Thơ Tình Dài Số 301


Oan Khiên Bồ Tát
Cảm xúc thơ khuyết danh bài 13

Bậc chân tu tồn sinh chí tại
Bụi trần dơ chẳng ngại lau chùi
Tùy duyên nước rửa sạch mùi
Gương trong tâm sáng niềm vui thái hòa