Thứ Tư, 25 tháng 1, 2023

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 196

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 4

*Nguyên tác thơ lục bát: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

 

“Mộng Thế Triền thiết tha cầu khẩn

Tìm hiền nhân quyết dấn thân vô

Nghe thơ khét tiếng cao đồ

Quản chi biển cả giang hồ đó đây

 

Tài Lý Đỗ chất đầy thuyền lưới

Luật thi đường chẳng vội xưng danh

Mặc cho thiên hạ tranh giành

Văn chương sư phụ đạo hành chân y“

 

Lý Đỗ ý nói về Lý Thái Bạch và Đỗ Phủ được người đời ca ngợi là hai bậc thi tiên và thi thánh.

 

“Bào Tử Phược Đan Kỳ lần tới

Đường gập ghềnh rắc rối éo le

Khỉ ho cò gáy suối khe

Rừng sâu vực thẳm sơn khê dặm trường

 

Phải nhằm hướng biên cương thảo dã

Aỉ Nhân Khu thác đá giang đầu

Lấy da bao thịt làm bầu

Lạch thông chín nẻo dãi dầu tuyết sương

 

Mười hai kinh lạc thường ngang dọc

Phủ Dương Quan thần khóc quỷ sầu

Trập trùng đồi cọ nương dâu

Xéo ngang năm tạng qua cầu Âm Đô

 

Thế sừng sững vách tô tả hữu

Hồ huyết quan thạch lựu trổ hoa

Nước non nguyên khí chan hòa

Xôn xao hồn phách nhạt nhòa máu tươi

 

Ngôi thần chủ chơi vơi sườn núi

Sửa sang mình cắm cúi bước đi

Thất tình nhục dục thầm thì

Có vườn ngũ vị rầm rì tốt tươi

 

Suối róc rách như lời du sĩ

Còn lắm nơi huyền bí hiểm nghèo

Mắt làng Lục Tặc dõi theo

Quanh co ngõ ngách giữ đèo Tam Thi

 

Ong bướm bay rầm rì hoa lá

Cánh nhạn sa đàn cá tung tăng

Xui lòng ái dục lăng nhăng

Lăng loàn cửa mộng Bì nang mơ màng

 

Hoa mẫu đơn dịu dàng uốn éo

Đón gió xuân vào động Tôn Cân

Thòm thèm chích chọe tranh phần

Bỏ chùa bà vãi tần ngần ngẩn ngơ

 

Sư hổ mang thẫn thờ đùi chó

Qủy sa tăng dụ dỗ táo thơm

Hai con trống mái bờm xơm

Gà rừng  vật lộn cỏ rơm say mèm

 

Cây thập ác nhá nhem sáng tối

Aó thụng đen bối rối đi đâu

Nhấp nhô ngọn sóng bạc đầu

Nho sinh hoang dại dãi dầu tuyết sương

 

Thấy tấm biển hoàng dương ánh sáng

Ánh trăng vàng tỏ rạng Tam Công

Ai hay lạc lối tiên bồng

Họa đồ ba bức chỉ hồng thêu nhung

 

Ngồi trong miếu lạnh lùng Sư tổ

Hồ linh đan thuốc đỏ hai hoàn

Nghẹn ngào khóe hạnh chứa chan

Bôi da trẻ nhỏ tật tàn mất tiêu“

 

Cả đoạn thơ thơ theo trường phái tượng trưng mang tính ẩn dụ tả về hành trình đi tìm nơi học nghề y của Mộng Thế Triền và Bào Tử Phược. Bạn nào có trí tưởng tượng tốt sẽ dễ dàng tìm thấy thú cảm thụ hưởng.

 

 

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 5

 

“Rừng bách thảo phiêu diêu tự tại

Bậc chân nhân chẳng ngại non cao

Thương con lòng mẹ dạt dào

Cao minh y thuật nghẹn ngào chúng sinh

 

Vậy xin hỏi nhân huynh cho rõ

Người quen kia đã tỏ tận tường

Phược cười trong khách thập phương

Có Châu Đạo Dẫn dặm trường phôi pha

 

Triền do dự việc nhà bê bối

Đôi ba ngày sẽ tới thăm anh

Chần chừ ánh mắt tinh ranh

Chỉ e Lục Tặc gian manh chặn đường“

 

Lục tặc ám chỉ bọn lục lâm thảo khấu cướp đường đòi nộp tiền mãi lộ giống như vợ chồng Thái Viên T Trương Thanh và Mẫu Dạ Xoa Tôn Nhị Nương

Tôn Nhị Nương nghĩa là con gái thứ hai của nhà họ Tôn, một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thủy hử. Bà có tên hiệu là Mẫu Dạ Xoa nghĩa là Dạ xoa cái. Ở Lương Sơn Bạc, Tôn Nhị Nương là đầu lĩnh thứ 103, được sao Địa Tráng Tinh theo chữ Hán:chiếu mệnh.

 

Tôn Nhị Nương là một phụ nữ sắc sảo. Bà tinh thông võ thuật, chân tay khoẻ mạnh, thường ăn mặc diêm dúa, sử dụng nhiều đồ trang sức.

 

Cha của Tôn Nhị Nương một lần đi qua đồi Thập Tự, gặp Trương Thanh chặn lại cướp. Ông đánh bại được Trương Thanh, thấy anh chàng nhanh nhẹn nên đem về dạy võ nghệ, rồi gả con gái cho.

 

Sau đó, hai vợ chồng mở quán rượu ở đồi Thập Tự. Gặp các khách thương qua đường bất cẩn, họ đánh thuốc mê, cướp tài sản, xả thịt để bán như thịt trâu bò, nhồi thịt vào bánh bao. Tôn Nhị Nương trông quán chủ yếu còn Trương Thanh đi loanh quanh kiếm củi, nghe ngóng tin tức. Khi gặp Võ Tòng, Trương Thanh và Tôn Nhị Nương đã kết nghĩa huynh đệ và cùng lên Nhị Long Sơn cùng Lỗ Trí Thâm để tụ nghĩa tại đó.

 

Sau này, khi đại quân Lương Sơn Bạc đến cứu giúp Tam Sơn (Đào Hoa Sơn, Bạch Hổ Sơn, Nhị Long Sơn) thì họ đã cùng đầu quân về với Lương Sơn Bạc.

 

Hậu Thủy Hử có viết: Sau khi nhận chiêu an, ở chiến dịch đánh Phương Lạp, trong trận hỗn chiến tại huyện Thanh Khê, sào huyệt của Phương Lạp, Tôn Nhị Nương bị tướng đối phương là Đỗ Vi dùng phi đao giết chết. Cũng có hai thuyết cho rằng:Tôn Nhị Nương lúc dẫn đạo quân đánh Phương Lạp ở trong rừng, đã sập bẫy nhưng được chồng hi sinh tính mạng để cứu. Sau đó vì cứu huynh đệ Võ Tòng khỏi bẫy nên bà hy sinh

Tôn Nhị Nương cùng chồng đổ thuốc mê vào một cái giếng cạnh một ngôi nhà hoang trên đường Phương Lạp chạy trốn. Tay chân của Phương Lạp bị mê man hết nhưng y giả vờ bị trúng thuốc mê. Thừa lúc hai vợ chồng Nhị Nương đến gần đã rút dao đâm chết cả hai.

 

“Bào Tử Phược cương thường chính trực

Võ nghệ cao mưu chước thâm sâu

Quen nghề chài lưới vó câu

Sá chi mấy đứa đâu trâu mặt bò

 

Mộng Thế Triền đắn đo chi nữa

Còn ngại ngùng lần lữa làm chi

Cả hai bàn bạc tức thì

Hẹn ngày xuất phát lễ nghi sẵn sàng

 

Cũng vừa tiết xuân quang náo nức

Mộng Thế Tiền thao thức sầu miên

Buồng trong nghe vợ kêu rên

Sang nhà nhạc mẫu kề bên dặn dò

 

Đành gửi vợ bạc tiền chu đáo

Đủ vài năm cơm gạo thuốc men

Lang băm chữa chạy ho hen

Qua ngày đoạn tháng phận hèn chờ mong

 

Tay chống gậy thong dong đường bộ

Cá tôm khô bao bố ngô khoai

Rượu hồ tương gạo đè vai

Quản chi lau lách cỏ gai bùn lầy

 

Tiết thanh minh canh chầy rệu rã

Ánh trăng vàng phiến đá tả tơi

U yên cảnh cũ trêu ngươi

Trăm hoa đua nở khóc cười dở dang

 

Mưa tầm tã chói chang nắng cháy

Khách qua đường chẳng thấy có ai

Ngậm ngùi nghĩ chuyện khứ lai

Đông Hoàng xa lắc trúc mai chỉ đường

 

Cũng có lúc chán chường ngao ngán

Đá chênh vênh suối cạn cúi đầu

Bụi cây oan khuất lạy cầu

Chúng sinh ngắc ngoải dãi dầu muối sương

 

Lắm bệnh tật thê lương ảo não

Chim líu lo mách bảo dân tình

Mưa sầu gió thảm điêu linh

Băn khoăn tự hỏi lộ trình ải xưa

 

Bỗng có người cưỡi lừa đi tới

Tiếng ngâm thơ vời vợi thanh tao

Hai người dừng gót thì thào

Đợi chờ sau tính hỏi chào xem sao?“

 

Đoạn thơ dễ hiểu, xin được miễn bình giảng dài dòng.

 

8.4.2020 Lu Hà

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét