Thứ Năm, 17 tháng 8, 2023

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 207

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 28

 

“Đạo Dẫn ca lội sông năm ngựa

Bậc tài danh ngang ngửa khi nào

Mặc gia tuấn kiệt anh hào

Oai phong lẫm liệt họ Đào còn ai?

 

Nhập Môn than nguôi ngoai chẳng nỡ

Đường công danh vướng nợ thanh khâm

Kinh Châu rồng phụng cát lầm

Chó gà Tề khách giam cầm chớ khoe

 

Tiều ngâm nga nào dè Mông thỏ

Họ Lục kia chuyên chở đầy xe

Kéo tơ thân nhộng vàng khè

Cuốc kêu sa sả xác ve nhọc nhằn

 

Ngư mới tiếp trở trăn tàu ngựa

Kẻ dắt trâu lần lữa sinh nghi

Năm hồ dấu lấp đường đi

Hỏi người bắt rận đền nghì nước non

 

Cờ thúc quý héo hon ủ rũ

Lộn ấn bùa nay chúa mai tôi

Nhập Môn vận nước nổi trôi

Ông Đoàn trốn khách núi đồi bao la

 

Bốn kẻ sĩ thơ ca hoan hỉ

Ánh trăng huyền thủ thỉ mái tranh

Ngày mai tới trở lại Đông Thành

Thong dong Đạo Dẫn giờ lành luyện đan

 

Cuộc chia ly chứa chan huynh đệ

Khách giang hồ bốn bể là nhà

Đan Kỳ cách trở sơn hà

Hẹn ngày tái ngộ thiết tha nỗi niềm

 

Bời vợ con bên thềm vướng víu

Chẳng nỡ xa bìu díu ngư tiều

Núi tiên thảo dược sớm chiều

Nhập Môn chỉ bảo lắm chiêu thần kỳ

 

Bậc đại phu nho y đạo lý

Chốn phong trần tri kỷ gặp nhau

Ngư tiều buồn bã dàu dàu

Muốn cùng Đạo Dẫn trước sau vẹn tròn

 

Dẫn động viên vẫn còn cơ hội

Bậc danh y dẫn lối chỉ đường

Đồng cam cộng khổ đoái thương

Nhân tình thế thái cố hương đợi chờ

 

Am Bảo Dưỡng nương nhờ năm tháng

Học thành tài tỏ rạng động tiên

Nhập Môn y thuật chân truyền

Mưa lâu thấm đất truân triên ngư tiều

 

Kỳ Nhân Sư phiêu diêu sư phụ

Biết làm sao trú ngụ nơi đâu

Biệt vô âm tín đã lâu

Nhập Môn rầu rĩ mái đầu tuyết sương

 

Đại đệ tử vẫn thường tra cứu

Người xưa khuyên ích hữu có ba

Sơn lâm dị thảo bướm hoa

Cùng nhau thưởng ngoạn chơi tòa thiên thai.“

 

Mặc Gia: “Thiên hạ giai bạch, duy ngã độc hắc. Phi công mặc môn, kiêm ái bình sinh.“

 

Phái Mặc gia do Mặc Tử sáng lập. Lưu truyền qua bao đời, người đứng đầu Mặc Gia đều được gọi là Mặc gia Cự tử. Mặc Gia xây dựng nên cơ quan thành, nơi được ví như thiên đường giữa chốn nhân gian.Thời bấy giờ Mặc Gia cùng với Nho Gia là 2 đại môn phái nổi tiếng. Trong thời đại đó, Mặc gia là trường phái đối lập với Nho giáo của Khổng Tử. Đệ tử Mặc gia tinh thông võ nghệ, am hiểu cơ quan thuật được hiệu xưng “Mặc hiệp” với tôn chỉ “phi công kiêm ái” chuyên hành hiệp trượng nghĩa, sử dụng tuyệt học cơ quan thuật giúp nước thủ thành nên được người dân phong danh Đại hiệp.

 

Các đệ tử đời sau kế nhiệm Mặc Tử đều xưng là Cự Tử. Những đệ tử Mặc Gia muốn trở thành Cự Tử đều phải trải qua một cuộc sát hạch rất khắc nghiệt để thể hiện khả năng của bản thân. Một đệ tử muốn trở thành Cự Tử thì phải là người văn võ song toàn, có cả trí tuệ lẫn võ công cao cường. Trong thời Tần, Mặc Gia từng là gia tộc đứng đầu của Bách Gia Chư Tử, lập ra một lực lượng chống Tần vương.

 

Mặc Gia là một gia tộc chuyên về cơ quan thuật. Là đối thủ của Công Thâu Gia. Tương truyền Yên Đan thái tử của nước Yên là một trong số các đời Cự Tử của Mặc Gia. Kinh Kha cũng là đệ tử của Mặc Gia.

 

Mặc gia cơ quan thuật thiên về phòng thủ, phản đối chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Người đứng đầu điều khiển cơ quan thuật là Ban Đại Sư. Tôi xin giới thiệu với mọi ng ười muốn hiểu k ỹ về Mặc gia nên xem bộ phim dài 54 tập có tên là:

“ Tần Thời Minh Nguyệt “

 

-Mặc Gia cơ quan thành: là thành trì bí mật do nhiều đời cự tử góp công xây dựng. Đây là nơi các nhân sĩ chống lại nhà Tần ẩn thân. Cơ quan trong thành được vận động bằng thủy lực, ngoài thành đầy cạm bẫy, dễ thủ khó công. Sau khi thất thủ do Lưu Sa và quân Tần tấn công, Yên Đan đã cho khởi động Thanh Long phá hủy cơ quan thành.

Tứ linh trong cơ quan thuật Mặc gia

 

 Chu tước: ứng với Hỏa, có cả cỡ lớn và nhỏ để thuận tiện sử dụng, Chu tước có thể bay dựa vào sức gió dùng để chuyền tin và làm phương tiện vận chuyển.

 Huyền Vũ: ứng với Thổ, là cỗ máy tạo nên động năng duy trì toàn bộ hoạt động của cơ quan thành. Huyền Vũ cón có khả năng lọc nước và điều chỉnh khí hậu.

Bạch Hổ: ứng với Kim, tượng trưng cho sức mạnh chiến đấu, được sử dụng trên chiến trường. Bạch hổ đời thứ nhất được Cự tử chế tạo với đôi cánh có thể bay được trên không trung.

Thanh Long: ứng với Mộc tượng trưng cho sự hủy diệt. Trruyền thuyết nói rằng vì nó sát khí quá nặng nên đã bị Cự tử cất dấu, chưa một ai được tận mắt chứng kiến.

 

Mặc gia chế tạo nên Bạch Hổ và Thanh Long không phải đề phục vụ chiến tranh mà chỉ với mục đích chống lại sự bá đạo của Công Thâu cơ quan thuật, giúp người dân tránh cảnh chết chóc

 

–Đồng Nhân : đây là cơ quan mà Thiên Minh đã đối mặt trong cấm địa Mặc gia, ở giữa ngực của Đồng Nhân là vũ khí Phi Công, được dùng làm chìa khóa mở cửa cấm địa. Khi người giẫm chân lên mặt đất, Đồng Nhân sẽ dựa vào âm thanh, sức nặng mà tìm kiếm mục tiêu, công kích

 

Đất Kinh Châu trên danh nghĩa là Lưu Bị mượn của Tôn Quyền để ở tạm, nhưng khi chiếm được Tây Xuyên rộng lớn, nhưng không chịu trả Kinh Châu lại cho người ta, mà để người em kết nghĩa của mình là Quan Vân Trường trấn giữ. Do bản tính kiêu ngạo khinh thường địch thủ nên Trường bị hai tướng Đông Ngô là Lã Mông và Lục Tốn chém rụng đầu.

 

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 29

 

“Chiều xuân mộng trần ai hiếm có

Cảnh thần tiên đây đó viếng thăm

Thày đi quá độ trăng rằm

Cánh chim xa lắc hồ tăm cá chìm

 

Am Bảo Dưỡng im lìm Y quán

Từ hôm nay có bạn tri âm

Nhập Môn hoan hỉ mừng thầm

Mộng Bào hai họ tình thâm nào bằng

 

Nghệ tinh truyền thung thăng bàn luận

Vấn đáp hay phấn chấn nhiệm mầu

Quản chi mưa nắng dãi dầu

Miệt mài sách thuốc từng câu chẳng lầm

 

Quên chuyện cũ thanh khâm vướng nợ

Nguyện cùng nhau thày tớ giúp đời

Chi lan thảo mộc mấy hơi

Sá gì bỉ thử trọn lời vàng son

 

Tình huynh đệ keo sơn gắn bó

Nghĩa đồng môn sáng tỏ thế gian

Nhớ câu: ” thủ thiện phụ nhân”

Vạch đường chỉ lối tinh thần mở mang

 

Miễn thấy được vẻ vang đạo hạnh

Lũ tiểu nhân đành hạch sá chi

Ngỡ ngàng kẻ dưới thầm thì

Quyết tâm cầu đạo thị phi ích gì?

 

Truông Âm Chất rầm rì to nhỏ

Chốn lâm y cây cỏ âm công

Xưa nay thày thuốc tinh thông

Cảm lòng trời đất dòng sông ân tình

 

Đức hiếu sinh thần linh phù trợ

Thẹn lòng mình chăng chớ lợi danh

Nhân tình thế thái an lành

Lang băm ghen tỵ tranh giành tiếng tăm

 

Đổ trăm dâu đầu tằm cam chịu

Cho đến ngày bận bịu ơm tơ

Thướt tha nhung lụa đợi chờ

Thuyền y mát mái đôi bờ đục trong

 

Bõ công chèo thong dong ngày tháng

Biết bao nhiêu cay đắng trải qua

Ốm đau thời tiết bốn mùa

Bệnh nào thuốc ấy bán mua thật lòng

 

Bệnh không khỏi long đong số phận

Đừng phiền lòng tủi hận lương y

Kê đơn bắt mạch đúng kỳ

Hồn nào dám trách âm ty suối vàng

 

Luôn chính trực công bằng bác ái

Cứu được người chẳng ngại giàu nghèo

Nhà tranh vách đất hắt heo

Sương rơi đầu ngõ trong veo tấm lòng

 

Cũng lắm kẻ chỉ mong vơ vét

Thuốc nhì nhằng bắt chẹt bệnh nhân

Đào vàng moi của dần dần

Trời tru đất diệt tâm thần đảo điên.

 

*Nguyên tác thơ lục bát: Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp

 

Đoạn thơ này tôi viết theo thể song thất lục bát, cảm xúc theo thơ lục bát của cụ Nguyễn Đình Chiểu . Nguyên tác thơ lục bát: “Ngư Tiều Y Thuật Vấn Đáp” còn sáng tác của tôi có tên là:“ Y Đức Hai Họ Mộng Bào“. Bài thơ số 29 này đã được diễn ngâm. Nay xét thấy không cần thiết bình giảng nhiều. Đọc lên là hiểu rồi.

 

26.4.2020 Lu Hà

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét