Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2024

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 213

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

 

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 41

 

“Chứng nan giải mọi phương cứu chữa

Kỳ Nhân Sư chan chứa tình người

Không hề nhầm lẫn tới nơi

Kê đơn bắt mạch trọn đời lương y

 

Đường Nhập Môn Đan Kỳ theo học

Suối nai cười chim chóc thiết tha

Âú trùng thảo mộc bao la

Nho sư dạy bảo thơ ca lưu truyền

 

Lắm chước hay thiên nhiên ưu đãi

Pho sách dày để lại hậu sinh

Tôn sư y thuật cao minh

Sang hèn chẳng kể tận tình thuốc men

 

Các đệ tử luyện rèn năm tháng

Sáu phủ cùng năm tạng coi chừng

Mạch phân chớ có lừng khừng

Chỉ ưa thực tế chưa từng biện minh

 

Môn giảng giải khí sinh cam chịu

Phải chăm lo bìu ríu gia đình

Ốm gầy béo chắc dáng hình

Khác nhau tạng phủ cảnh tình đớn đau

 

Chứng hư thực ló màu từa tựa

Thày thuốc cần phải dựa như từ

Thực là khí thịnh có dư

Hư làm bất túc lừ đừ co ro

 

Tròng mắt đỏ hay lo tức giận

Can thực thời sân hận sảy sần

Can hư dưới nách giựt gân

Móng tay khô biếc toàn thân mỏi mòn

 

Thần thức lại héo hon ủ rũ

Cười dằng dai lụ khụ vô duyên

Nhức đau vai nách nối liền

Hông càng ê ẩm sầu miên u hoài

 

Tâm sợ sệt vật nài sướt mướt

Lưỡi cứng đờ thườn thượt âu lo

Vị tỳ khí trướng bụng to

Nặng nề mình mấy ốm o xanh rờn

 

Chẳng khác gì thờn bơn méo miệng

Nói không nên tắt tiếng nửa chừng

Tỳ hư âm khí chẳng dừng

Ỉa nhiều ăn ít lừng khừng vào ra

 

Ruột lồi đỏ rên la đại tiện

Phế quản khan ho xuyễn mãi thôi

Hồn mây ngơ ngác nổi trôi

Lưng đau vế nhức mồ hôi ướt đầm

 

Nghe hơi thở vắn trầm đứt quãng

Bước chân đi loạng choạng vách tường

Miệng khô đắng chát thất thường

Đái vàng ỉa rót thảm thương vô cùng

 

Mặt thâm tím nổi hung vô cớ

Thận hoại thư nhăn nhó tai kêu

Chứng trong năm tạng chẳng đều

Bệnh ngoài sáu phủ tiêu điều kiệt suy“

 

Kỳ Nhân Sư là đại sư phụ của Đường Nhập Môn. Khi Mộng Thế Triền và Bào Tử Phược hai chàng nho sĩ không gặp thời thế, trong cảnh loạn lạc nước mất nhà tan, phải cam chiụ ẩn dật làm nghề kiếm củi và đánh cá, mới quyết định rủ nhau đi học y. Nhưng khi tìm đến ở bậc đại tôn sư cao quý giỏi y thuật, thì tôn sư lại đi vắng, giao hết quyền hành cai quản y quán cho đại đệ tử là Đường Nhập Môn. Đường Nhập Môn tiếp tục thay mặt thày truyền thụ kiến thức cho hai chàng tiều phu và ngư phủ.

 

 

Y Đức Hai Họ Mộng Bào

cảm xúc thơ Nguyễn Đình Chiểu bài 42

 

“Kê đơn thuốc phải tùy thể trạng

Đảm thực thời bộ dạng khác chừng

Xem ra phủ mộc hừng hừng

Thân tâm phờ phạc lừng khừng bất an

 

Cũng bởi tại dịch toan hư ẩu

Vẫn thất thường bậu xậu hoài nghi

Mơ màng nhăn nhó bí dì

Tiểu trường đắng miệng li bì hỏa xung

 

Mấy lèo ruột bùng nhùng sôi sục

Dãi nhớt ra lục cục dưới đì

Cơm rau hành tỏi xầm xì

No phình báng bụng thầm thì chẳng tiêu

 

Đại trường tụ kim nhiều khí độc

Ruột dao bào phút chốc quặn đau

Dạ dày ắt phải trước sau

Khí hàn tràn ngập mau mau ỉa liền

 

Thận bàng quan dẫn truyền khí trước

Cổ nóng ran khác nước liên miên

Mồ hôi nhớp nhúa đan điền

Bào trơn đái dắt ứ dền chảy tuôn

 

Tam tiêu chỗ hơi luồn là phủ

Ba luồng hơi tiêu hóa uống ăn

Sững hơi da sủi khô khan

Đái vàng táo bón khó khăn vô cùng

 

Bệnh lắm khi mịt mùng khó đoán

Phải xiêng năng kỳ hạn coi chừng

Hư dồn khoảng trống hàn ngưng

Đái dầm ỉa són lừng khừng chậm tiêu

 

Nơi tạng phủ tật nhiều lắm chứng

Khí âm dư chẳng những khác nhau

Huống chi bệnh mới bệnh lâu

 

Bệnh già bệnh trẻ gan cầu thực hư

 

Bệnh mãn tính khó trừ tận gốc

Bệnh người già trẻ bốc hơi tà

Từng phần biểu lý chia ra

Khi hàn lúc nhiệt như ta luận bàn

 

Câu biểu lý nhiệt hàn nẻo ấy

Dù thực hư phải thấy mới thôi

Lời ta đâu phải xa xôi

Thực thì tả thực hư rồi bổ hư

 

Cổ chí kim nhân từ y thuật

Bậc đại phu chân thật mọi thời

Chứng hư làm thực lỗi ngươi

Thực hư thày thuốc giết người không dao

 

Hồn tức tưởi âm hao ôn dịch

Độc dữ hơn phải tính thiệt hơn

Bệnh nhân chớ để oán hờn

Xế chiều đom chập chờn bóng ma

 

Lời Nhân Sư khuyên ta ghi nhớ

Thày dạy khôn tạng phủ sánh coi

Trong ngoài hư thực rạch ròi

Phẩm bình đối chứng mặn mòi tha nhân.“

 

Phần ngâm thơ này cũng xin được miễn bình giảng dài dòng, dù có bình giảng cũng không mấy ai kiên trì ngồi đọc.

 

29.4.2020 Lu Hà

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét