Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 42



Nữ thi sĩ Giang Hoa mới sáng tác bài thơ và được Thu Hà ngâm ngay. Tôi nghe ngâm và đọc lời bài thơ rất thú vị và cũng từ bài thơ 7 chữ viết theo lối thơ mới tứ tuyệt trường thiên không đối câu đối chữ mà cảm hứng ra bài thơ song thất lục bát. Thơ Giang Hoa tôi xin miễn bình giảng có thể sau này viết một bài bình luận. Tôi xin bình giảng riêng bài Hồn Trinh Bướm Trắng của tôi thôi. Mục đích giảng giải ý nghĩa câu chữ và cảm xúc của tôi về bài thơ này.




Thu Sầu Trên Mắt Lệ



Em về nhặt vội lá sầu rơi

Ở đó chiều thu úa rụng rồi !

Muổn hỏi vì sao buồn lạc lối

Hay là hồn vẽ nét chơi vơi



Ta gom hết sắc sầu rơi muộn

Lã chã giọt tình gợn mắt tôi

Trộn lẫn nỗi niềm theo những tháng

Hồn trăng vỡ vụn rớt bên đồi



Hứng giọt sương tràn gió lất lay

Trăng xưa vắng vẻ úa thu gầy

Vô hư theo gió lời tâm sự

Rơi khẽ chùng nào lá có hay



Máu lệ khô trào cạn ở tim

Đèn khuya hắt bóng mãi hoang tìm

Tịch liêu khói quyện hồn sao lạ

Bóng dáng xưa mờ bặt cánh chim



Em trộn lẫn tình theo khói lãng

Hồn sương lạc trốn mất đâu rồi

Ta nghe trong gió lời thương xót

Trải ánh trăng vàng dĩ vãng trôi



Ta uống hồn mình trong khát vọng

Uống tình sầu nhốt cả vào tim

Uống bầu thơ cạn dư âm cũ

Để giết hồn ta với nỗi niềm



Đêm lầm lụi con đường nghiệt ngã

Lặng lẽ cô đơn đổ bóng mờ

Vạt khói sương lòng sao buốt giá

Gom sầu tức tưởi nhốt vào thơ ...


22.04.2017 Giang Hoa



Hồn Trinh Bướm Trắng

Cảm khái thơ Giang Hoa: Thu Sầu Trên Mắt Lệ

Nhà thơ Nguyễn Bính ngay từ năm 1940 cũng có viết bài thơ “Viếng Hồn Trinh Nữ“ theo lối thơ mới 7 chữ  dài 18 khổ 72 câu tôi xin trích dẫn lại 2 khổ thơ:
“…Sáng nay vô số lá vàng rơi,

Người gái trinh kia đã chết rồi!

Có một chiếc xe màu trắng đục,

Hai con ngựa trắng xếp hàng đôi”


Và“…Tôi với nàng đây không biết nhau,

Mà tôi thương tiếc bởi vì đâu?

Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,

Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu"

Bài thơ này được Trịnh Lâm Ngân phổ nhạc, Dạ Hương trình bày thu âm trước năm 1975 ở Miền Nam.
Một lần Nguyễn Bính cùng Vũ Trọng Can đang đứng ở nhà số 20 phố Hàng Ngang Hà Nội, thấy có một đám ma đi qua. Người ta nói đó là đám tang một cô gái mới 16 tuổi đẹp nhất phố Hàng Đào, ai cũng xuýt xoa thương tiếc. Nhìn những cỗ xe tang trắng, đôi ngựa trắng, vòng hoa trắng, và những khăn xô trắng... đầy đường, hai nghệ sĩ rất xúc động.



Chiều, Vũ Trọng Can làm xong một bài thơ đưa Nguyễn Bính xem, Bính không nói gì. Hôm sau, Nguyễn Bính đưa bài thơ của mình cho Can xem, đó là bài "Viếng hồn trinh nữ". Can bèn rút túi áo, xé bài thơ mình và nói:



- Ngày xưa Lý Bạch không làm thơ vịnh lầu Hoàng Hạc vì trước đó đã có thơ của Thôi Hiệu rồi. Nay có bài thơ của cậu thì thơ mình nên xé đi! Cả bài đều hay, nhưng mình thích nhất mấy câu:



"Có một chiếc xe màu trắng đục,

Hai con ngựa trắng bước hàng đôi.

Đem đi một chiếc quan tài trắng,

Và những vòng hoa trắng lạnh người.

Theo bước, những người khăn áo trắng,

Khóc hồn trinh trắng mãi không thôi..."



Kể cũng là một chuyện biết người biết mình, bởi đánh giá thơ mình thường rất khó.

Theo tôi Nguyễn Bính là một tài năng thơ cự phách trong hàng ngũ các vị đàn anh, bậc tiền bối thời tiền chiến. Nguyễn Bính mồ côi mẹ, vì nhà nghèo nên không được cắp sách đến trường như trẻ con cùng trang lứa trong làng. Ông biết đọc và biết viết do nhờ cha và chú thay phiên nhau dạy bảo. Nên trình độ văn hóa của Nguyễn Bính không biết nên xếp vào bậc nào hết bậc tiểu học hay trung học?

Nhưng thơ thì qủa thật là uyên bác thông thái vô cùng. Hà mỗ xin chắp tay cúi đầu cẩn bái trước vong linh hương hồn ông. Nguyễn Bính rất nhạy cảm với thần linh cách cảm, linh hồn con người.

Vậy linh hồn là gỉ? Từ: linh hồn, thường được sử dụng với chữ tinh thần, thể phách và được coi là thực thể hữu hình vô tận. Bản chất của cuộc hành trình phiêu diêu của các linh hồn sau khi chết và cho dù đó là một ý thức sau khi  chết là câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta suy nghĩ, khi chúng ta nghĩ về khả năng xảy ra một cuộc sống sau khi chết.

Hồn và xác là hai thực tế đối lập. Thân xác chỉ là cái túi chứa đựng linh hồn người ta. Thân xác có thể ô uế nhơ nhớp nhưng linh hồn thì tinh khiết trinh tuyết vô cùng dù là hồn người đàn ông hay đàn bà.


“Em lại trở về trăng vàng võ

Thăm hàng dương liễu, mộ xanh rờn

Tà huy đom đóm chập chờn

Phiến sầu hoang dã tủi hờn bước chân“

Rõ ràng 4 câu mở đầu tác gỉa đã cho ta biết sơ qua tình tiết câu chuyện tình buồn oan trái được viết thành thơ. Một thiếu phụ còn rất trẻ đi thăm mộ người chồng đã quá cố. Cũng như với Giang Hoa thì đối với nữ thi sĩ Mai Hòai Thu ngay từ năm 2012 tôi đã cảm xúc thơ  thành 2 bài song thất lục bát và 2 bài lục bát:


Cát Bụi Hồng Trần



Chiều Đà Lạt hương hồn ảm đạm

Em trở về thăm thẳm hang sâu

Sương rơi ướt đẫm mái đầu

Hàng thông gió lộng nương dâu nhạt mờ...



Đồi sim tím nấm mồ cỏ dại

Cánh đồng hoang tê tái lòng em

Vẳng nghe khúc nhạc êm đềm

Dương cầm Thánh lễ từng đêm não nề...



Hồn phiêu lãng bốn bề mưa gió

Có biết chăng thiếu phụ lang thang

Chiều nay câm lặng bẽ bàng

Bước chân nằng nặng dở dang lỡ làng...



Thế là hết thiên đàng mộng tưởng

Cõi trần gian âm hưởng đớn đau

Từng xuân héo uá phiến sầu

Âm dương đôi ngả biết đâu nẻo về...



Nay chẳng được vỗ về an ủi

Một mình em thui thủi anh ơi!

Bao nhiêu ân ái một thời

Tan vào dĩ vãng nưả đời đắm say...



Dòng nước chảy đắng cay biền biệt

Giọt châu sa thống thiết bi ai

Nghẹn ngào thổn thức Chương Đài

Thương cho cành liễu canh dài mưa chan...



cảm tác thơ Mai Hoài Thu: Anh Đi Rồi...

26.11.2012 Lu Hà







Gió Mây Não Nùng

Cảm xúc thơ Mai Hoài Thu: Anh Đi Rồi



Một ngày Đà Lạt mưa thu

Hàng thông tầm tã âm u gió luà

Bên đồi ma chướng lờ mờ

Đường dài quán cũ xót xa sụt sùi



Dương cầm thánh thót ngậm ngùi

Lòng em tê tái dập vùi trời ơi!

Buồn sao anh đã đi rồi

Còn ai dạo khúc tình người men say



Lang thang giọt lệ đắng cay

Chiều hoang biền biệt vơi đầy nỉ non

Bước đi nằng nặng trào tuôn

Mưa càng ảm đạm nỗi buồn sầu đưa



Đi tìm hạnh phúc nơi đâu

Mong manh bọt biển nhạt nhoà hồn ma

Anh giờ yên giấc mộ sâu

Âm dương cách trở mịt mù trùng khơi



Đường tình đôi ngả xa xôi

Gần nhau chẳng được chơi vơi mái đầu

Lững lờ nước chảy về đâu

Lá vàng rơi rụng chân cầu xa bay



Lầm rầm khấn nguyện ai hay

Nghẹn ngào thổn thức gió mây não nùng

Em về trở lại quê hương

Khói nhang nghi ngút đoạn trường xanh xao!



11.3.2012 Lu Hà







Chiều Thu Vắng Anh

Cảm tác thơ Mai Hòai Thu" Anh Đi Rồi "



Em đã đến hồn chờ tha thiết

Muà thu về Đà Lạt buồn thiu

Hàng thông lả ngọn đìu hiu

Gió vờn mây xám một chiều hoàng hôn...



Quán cũ vắng bước chân ríu lại

Tiếng dương cầm thánh lễ vọng xa

Lòng em tê tái đớn đau

Hỡi ai vuốt mắt mái đầu xanh xanh....?



Giọt sương nhỏ trời xanh thăm thẳm

Em lang thang thơ thẩn đồi hoang

Ngậm ngùi câm lặng bàng hoàng

Cô đơn lặng lẽ nỗi lòng sầu tư...



Tìm đâu nưã bốn muà cỏ uá

Cuộc tình say trắc trở gian truân

Mảnh mai tơ liễu trần gian

Nhạt nhoà bọt biển ái ân dập vùi...



Anh yên giấc đuà vui gió thổi

Dưới mồ sâu đắm đuối xa xôi

Giờ đây em vẫn lẻ loi

Âm dương cách trở chơi não nề...



Hết ân hận môi kề má cận

Lá thu rơi lận đận về đâu?

Hững hờ dòng nước dưới cầu

Túi thơ lả lướt một bầu trăng suông...



Hồn thổn thức bạn cùng năm tháng

Với gió trăng bảng lảng trời mây

Để em nuốt lệ đắng cay

Mang lòng hoài niệm đêm nay rã rời...



Nhìn xa thẳm tả tơi ảm đạm

Trời hôm nay lạnh thấm thấu xương

Vắng tanh lối cũ tê lòng

Tiếng ai văng vẳng hồn hoang vương sầu



Đẫm sương áo phai màu son phấn

Cõi thinh không lấn bấn xót xa

Thuyền tình trôi dạt đêm thâu

Cuộc đời tan nát âm u biển hồ...



Đã gom nưả thu sầu rụng lá

Xa thật rồi vàng đá phôi phai

Ngàn năm sợi nhớ vương dài

Đêm mưa tầm tã canh dài vắng anh...



Mưa nhoà lối vườn xanh rêu phủ

Mưa thấm đầy huyệt mộ chôn sâu

Anh nằm co quắp thiên thu

Em buồn trăn trở ta bà khổ đau...



Nghe nhịp thở lắng sâu hồi hộp

Trái tinh cầu theo kịp thời gian

Hoang vu mộ vắng khóc than

Điệu đàn giun dế ca luân mãi hoài



Nghe cao vút muôn loài  thúc giục

Đời lữ hành lạc bước  bốn phương

Hôm nay Đà Lạt quê hương

Lòng buồn rười rượi bi thương não nùng!!!



14.1.2012 Lu Hà







“Nghe gió hú phong trần dầu dãi

Trải mấy thâu tê tái cõi lòng

Sông quê chẳng đổi thay dòng

Bên bồi bên lở long đong sớm chiều“

Tả nỗi lòng qủa phụ phải nặng gánh phong trần long đong vất vưởng xuôi ngược tìm kế mưu sinh



“Bến đò vắng cô liêu buồn bã

Hạt sương rơi lã chã mái đầu

Kìa ai thổn thức chân cầu

Hàng cây phượng vĩ bóng câu vội vàng“

Tự thơ đã nói lên những gì rồi, tôi miễn giài thích nhiều, trừ những chữ dùng từ chữ Tàu phiên âm sang tiếng Việt như “ bóng câu“ chẳng hạn. Câu có nghĩa là vó ngựa phi nhanh nước kiệu. Bóng con ngựa chạy ngang qua cửa sổ rất nhanh, không thể nhìn thấy rõ ràng, ví đời người trôi qua cũng nhanh như thế. Thật là phù du ngắn ngủi.


“Tình lận đận dở dang khúc nhạc

Cả một thời phó thác cho nhau

Nguyện thề anh trước em sau

Nụ hôn nồng thắm trầu cau pháo hồng“

Mô tả cảnh nhân duyên tương phùng đêm tân hôn năm nào.



“Đêm hợp cẩn tổ tông họ mạc

Chén kim bôi đàn hạc thâu canh

Bâng khuâng loan phụng trúc mành

Hồn trinh phảng phất kinh thành mù sương“

Trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt nói riêng, người phương Đông nói chung, có tục “hợp cẩn giao bôi” - một trong những nghi thức quan trọng, được gửi gắm nhiều ước vọng hòa hợp, giao thoa, sinh chồi nảy lộc.
 Câu hỏi đặt ra: “cẩn” là cái gì?  Vì sao là “hợp cẩn”? Trên thực tế, chiếc “cẩn” là một nửa thân vỏ quả bầu hay gọi là hồ lô khô dùng thay thế cho bôi, cốc đựng rượu khi tiến hành nghi lễ. Nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê tam bái là lúc luồn tay nhau uống rượu giao bôi.



“Thương bướm trắng khói hương dời bỏ

Miền gía băng lầm lỡ tha phương

Để hoa tàn lụi thê lương

Nam Kha hẹn gặp mạch tương ưu phiền“

Lối thơ tượng trưng dùng hình ảnh con bướm trắng tả linh hồn người chồng giống như Trang Sinh hồ điệp.   

“Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp

  Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên”
Có lần Trang Chu tức Trang Sinh nằm mộng thấy mình hóa bướm vui vẻ bay lượn, mà không biết mình là Chu nữa, rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hóa bướm hay là bướm mộng thấy hóa Chu.

Hoa tàn chỉ cảnh ngộ gúa phụ, phấn son phai nhạt. Nam Kha theo tích chuyện bên Tàu.
Thuần Vu Phần nằm mộng thấy  đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết. Thấy Thuần tướng mạo khôi ngô, nên gả công chúa cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú. Vợ chồng Thuần sống một cuộc vương giả, cực kỳ sung sướng thì bỗng có giặc kéo đến vây quận Nam Kha. Thuần đem quân chống cự. Giặc đông mạnh, Thuần thua chạy. Quân giặc vây thành đánh phá. Công chúa nước Hòe An, vợ của Vu Phần chết trong đám loạn quân.



Thuần Vu Phần đem tàn quân về kinh đô tâu lại vua cha. Nhà vua nghi kỵ Thuần đã đầu hàng giặc, nên tước hết phẩm hàm, đuổi về làm thường dân. Thuần oan ức vừa tủi nhục, khóc lóc bi thương... Vừa lúc ấy thì Thuần chợt tỉnh dậy, thấy mình nằm dưới gốc cây hòe, trên đầu một nhành cây hòe hướng về phía nam. Cạnh Thuần lại có một ổ kiến lớn. Bầy kiến kéo hàng đàn hàng lũ trèo lên cây hòe.

“Đời nghiệt ngã thuyền quyên chiếc bóng

Hạt mưa ngâu khỏang trống bao la

Chập chùng sóng vỗ hải hà

Âm dương đôi ngả quê nhà ta đâu?“



22.4.2017 Lu Hà

Câu kết tả sự chia cắt đứt duyên tơ trần, nợ đời trút bỏ, tào khang đôi ngả âm duơng cách biệt, kẻ sống người chết đọan trường phân ly. Linh hồn người chồng phiêu diêu nơi miền cực lạc hay chấp chới bên cầu Nại Hà chờ uống bát canh lãng quên hay hóa thành thân cò kiếp vạc tung bay trên bầu trời không còn nhớ lại kiếp truớc quê nhà mình ở nơi đâu, bỏ lại một đóa hồng nhan cô quạnh thâu canh, mưa ngâu tầm tã.

23.4.2017 Lu Hà














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét